Đẳng Cấp Học Sinh

Đẳng Cấp Học Sinh

Đại Ân 2
 
Trang ChínhPortalLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập

Share
 

 Vài nét lịch sử tiến hoá vũ trụ

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Tác giảThông điệp
admin
Admin
Admin
admin

Tổng số bài gửi : 104
Join date : 09/07/2010
Age : 28
Đến từ : viet nam

Vài nét lịch sử tiến hoá vũ trụ Empty
Bài gửiTiêu đề: Vài nét lịch sử tiến hoá vũ trụ   Vài nét lịch sử tiến hoá vũ trụ I_icon_minitimeWed Jun 06, 2012 7:16 am

Vài nét lịch sử tiến hoá vũ trụ 2006-1205blackhole Chúng ta đang sống trên Trái Đất, một hành tinh xanh duy nhất có sự sống trong hệ Mặt Trời và cũng là hành tinh duy nhất mà chúng ta biết rằng có tồn tại sự sống.


Ngày nay chúng ta đều biết rằng cả hành tinh của chúg ta, hay cả Thái Dương cùng với tất cả các hành tinh, thiên thạch, sao chổi của nó, thậm chí cả Thiên Hà rộng lớn nơi chúng ta đã xuất hiện và phát triển cũng chỉ là một phần vô cùng nhỏ bé của vũ trũ.

Bản thân con người chúng ta thì lại là những thực thể nhỏ bé hơn nữa, đứng giữa vũ trụ. chúng ta chỉ như những phân tử nhỏ bé nhất như những phân tử hydro trong lòng Mặt trời.

Nhưng hẳn rằng các bạn sẽ đều dồng ý rằng chúng ta tuy nhỏ bé, nhưng chúng ta khôg đơn giản là các sinh vật sống kí sinh trong vũ trụ vì chúng ta không phải các sinh vật thụ động sống cuộc sống ngắn ngủi chỉ để hoàn thành vòng đời của mình mà không cần quan tâm đến những gì diễn ra xung quanh. Chúng ta quá bé nhỏ, còn vũ trụ thì quá rộng lớn, nhưng chúng ta không kí sinh trong vũ trụ vì chúng ta có thể quan sát vũ trụ, nghiên cứu nó và sử dụng những gì chúng ta tìm được phục vụ cho cuộc sống của chúng ta.
Ước muốn khám phá vũ trụ đã là một ước muốn có từ rất lâu, khi con người bắt đầu ra đời, khi xã hội bắt đầu hình thành. Từ những nhận thức sơ khai nhất, khi con người còn coi mỗi thiên thể là hiện thân của một vị thần, rồi lại tưởng chúng là những khối cầu khổng lồ đính trên các mặt cầu quĩ đạo quay quanh Trấi Đất. Rồi lại trên 1000 năm để người ta biết rằng Trái Đất cũng chỉ là một thiên thể quay quanh Mặt Trời, nhiều năm nâ để nhân loại có những chuyến thám hiểm đâu tiên trong hệ Mặt Trời của chúng ta. Cái nhìn của chúng ta hướng vào vũ trụ ngày một xa hơn. Nếu như trước đây người ta chỉ biết nhìn lên đỉnh đầu mà nói mỗi ngôi sao là một trái cầu lửa đang quay trên đầu chúng ta thì ngay nay, người ta không những chỉ nhìn thấy những hành tinh, những sao chổi, thiên thạch xa nhất trong hệ Mặt Trời mà còn nhìn xa hơn nữa, vượt qua biên giới của hệ mặt Trời, của Milkyưay - Thiên hà rộng lớn của chúng ta. Cái nhìn của chúng ta được nối dài thêm mỗi ngày để chúng ta nhìn thấy những nới xa thẳm nhất của vũ trụ vô biên và ... như nhiều người vẫn nói, đó chính là chúng ta đang nhìn vào quá khứ của vũ trụ.
Quá khứ của vũ trụ, nó bắt đầu từ đâu? nó đã diễn ra như thế nào, đã có những giả thuyết nào và những cơ sở nào cho nó?
Trong phạm vi ngắn ngủi của tài liệu này tôi chỉ xin được trình bày sơ qua về các lý thuyết vũ trụ học có liên quan và vài nét về lịch sử ra đời và tiến hóa của vũ trụ.
Tài liệu này có tham khảo một vài bài viết và sử dụng một số bức ảnh của các web nước ngoài.
Mỗi việc nghiên cứu đều phải có những phương tiện lí thuyết riêng và mối giả thiết đưa ra thì đều phải có cơ sở của nó. Việc nghiên cứu lịch sử vũ trụ không phải ngoại lệ. Trước hết, xin được nói qua về vài lí thuyết và vái khám phá quan trọng đói với việc tìm kiếm quá khứ của chúng ta.

Thuyết tương đối tổng quát - Thấu kính hấp dẫn.
Năm 1905, lý thuyết tương đối hẹp lần đầu tiên xuất hiện trên các phương tiện truyền thông đánh dấu sự xuất hiện của nhà vật lí vĩ đại nhất thế kỉ - Albert Einstein(1879 - 1955). Cơ học cổ điển Newton, một lý thuyết đã được biết đến và luôn nghiệm đúng với thực tế suốt 300 năm cho biết thời gian là tuyệt đối và mọi chuyển động của không gian diễn ra trên cái nền tuyệt đối đó. Với sự ra đời của lý thuyết tương đối hẹp, Einstein khẳng định rằng thời gian cũng chỉ có tính tương đối, nó phụ thuộc hệ qui chiếu, và rằng mọi định luật vật lí một khi đã được chunứg minh là đúng thì có nghĩa là nó luôn đúng khi sử dụng mọi hệ qui chiếu. Điều này hiểu đơn giản như sau: theo lý thuyết này, khi hai người A và B chuyển động so với nhau, ta có thể gán cho mỗi người một hệ qui chiếu cùng chuyển động, có nghĩa là tại hệ qui chiếu A thì người A là đứng yên và tại hệ qui chiếu B thì sẽ là tương tự với người B. Lý thuyết tương đối hẹp cho chúng ta biết rằng ở những thang vận tốc vĩ mô, tức là vận tốc chiếm những phần đáng kể so với vận tốc ánh sáng (cũng chính lý thuyết này chỉ ra rằng vận tốc ánh sáng là tuyệt đối và là lớn nhất) thì đối với người A hoặc B , ho đều thấy các thông số về thời gian, độ dài theo phương chuyển động và khối lượng của người kia thay đổi. Tuy nhiên có một cái không đổi là các định luật vật lí. Nếu như A cho một cái bánh xe chạy một quãng đường 10m trong hệ qui chiếu của mình hết 2s thì khi đưa cái bánh xe đó sang hệ qui chiếu của B, A sẽ thấy con đường 10m ngắn lại nhưng cái bánh xe vẫn lăn hết con đường đó trong 2s vì thời gian đã bị kéo giãn tương ứng. Và như vậy nghĩa là các định luật vật lí (ở đây là định luật Newton) vẫn luôn đúng khi chuyển sang các hệ qui chiếu quán tính khác nhau.
10 năm sau, tháng 11 năm 1915, Einstein tiếp tục hoàn thiện thuyết tương đối tổng quát của mình (còn gọi là thuyết tương đối rộng) với hi vọng có một sự mô tả chính xác hơn về vũ trụ. Lý thuyết tương đối tổng quát cho chúng ta một phương trình trường mô tả không gian và thời gian mà trong đó không gian sẽ bị bẻ cong tại những nơi tồn tại khối lượng lớn và do đó ánh sáng sẽ đi theo những đường cong trong không gian cong này (điều này được kết luận do khi đó lý thuyết lượng tử đã ra đời và cho phép coi ánh sáng là các hạt không khối lượng).
Sự lệch của các tia sáng khi đi qua các vật thể có khối lượng lớn (các ngôi sao) đã được kiểm chứng vào năm 1919 qua việc quan sát sự sai khác về vị trí của các ngôi sao khi có hiện tượng Nhật thực. Cuộc quan sát này đã góp một phần rất lớn khẳng định sự đúng đắn của lý thuyết tương đối tổng quát của Einstein. Nó còn cho phép chúng ta tận dụng một hẹ quả của lí thuyết này trong việc quan sát các thiên thể và tìm kiếm quá khứ. Đó là thấu kính hấp dẫn (Gravitational lens).


Thấu kính hấp dẫn là hiện tượng ánh sáng từ các ngôi sao, các thiên hà ở xa khi đi đến Trái Đất bị bẻ cong khi đi gàna các ngôi sao lớn hay các thiên hà, sự bẻ cong ánh sáng ở rìa của ngôi sao hay thiên hà chặn đường này làm các tia sáng từ thiên hà xa khi đến với chúng ta hội tụ lại giống như khi đi qua một thấu kính hội tụ và việc này cho phép chúng ta quan sát rõ hơn hình ảnh các thiên hà này (đã được phóng to nhờ chiếc thấu kính hấp dẫn)
Thuyết tương đối tổng quát còn đưa ra cho chúng ta một phương trình trường mô tả vũ trụ mà các bạn sẽ biết rõ hơn về lịch sử của nó ở một phần sau của tài liệu này.

Sự dời xa của các thiên hà, vũ trụ giãn nở Năm 1929, bằng các quan sát của mình, Edwin Hubble phát hiện thấy một hiện tượng lạ trong phổ của các thiên hà quan sát được. Phổ của tất cả các thiên hà này đều dịch chuyển về phía đỏ một cách có hệ thống. Cụ thể, mức độ dịch chuyển này tỉ lệ với khoảng cách của các thiên hà đến chúng ta. Ðiều đó cho thấy tất cả các thiên hà này đều đang lùi xa ra khỏi chúng ta với tốc độ ngày càng lớn (tỷ lệ với khoảng cách). Việc này suy ra từ hiệu ứng Doppler, hiệu ứng này cho biết khi một nguồn sáng chuyển động dần ra xa người quan sát thì bước sóng của nó đối với người quan sát sẽ tăng dần, vạch quang phổ của nguồn sáng xác định được trên các thiết bị quang phổ sẽ dịch chuyển về phía đỏ của dãy quang phổ. Nếu nguồn sáng chuyển động có gia tốc dương thì tốc độ dịch chuyển của vạch quang phổ sẽ tăng. Và như vậy có nghĩa là khi một thiên hà chuyển động ra xa chúng ta với gia tốc dương (ngày càng chạy nhanh ra xa) thì uang phổ của nó sẽ dịch rất mạnh về phía đỏ. Từ đó định luật Hubble ra đời:
v = Hr
với v là tốc độ lùi xa của thiên hà, r là khoảng cách đến Trái Ðất và H là hằng số Hubble.

H ~ 75 km/s.Mpc Vài nét lịch sử tiến hoá vũ trụ Telescope_essentials_edwin

Mpc: megaparsec, 1pc = 3,26 LY (năm ánh sáng)
Như vậy, các thiên hà đều đang rời xa chúng ta từ tất cả mọi hướng. Từ đó có thể dễ dàng thấy rằng vũ trụ đang giãn nở với tốc độ rất lớn, tốc độ này được liên tục gia tốc, tức là càng ngày tốc độ giãn nở càng nhanh. Vậy phải chăng chúng ta đúng là trung tâm của vũ trụ khi mà tất cả các thiên hà đều đang rời xa ta về mọi phía như thế? Câu trả lời là không! Vũ trụ đang giãn nở không ngừng, đúng như thế. Tuy nhiên sự giãn nở này không có một tâm nào cả, chúng ta không phải là tâm của vũ trụ, thượng đế không ban cho con người Trái Ðất một đặc quyền nào hết. Hãy tưởng tượng về một quả bóng bay nhé. Trên quả bóng đó có rất nhiều ngôi sao được trang trí cho đẹp. Bây giờ ta thổi quả bóng đó lên thì tất cả các ngôi sao đó sẽ rời xa nhau về mọi phía. Dù ta đặt mình vào vị trí của ngôi sao nào đi nữa ta vẫn thấy tất cả các sao xung quanh đang di chuyển ra xa ta theo mọi hướng, Ở đây cũng vậy. Trong ví dụ vừa rồi tôi đã áp đặt không gian 3 chiều của vũ trụ lên không gian 2 chiều bị uốn cong của bề mặt quả bóng đó. Cũng như vậy, tại mỗi ngôi sao, mỗi hành tinh, mỗi điểm bất kì trong vũ trụ ta đều thấy tất cả các thiên thể xung quanh đang rời xa ta theo mọi hướng bởi vì vũ trụ của chúng ta đang giãn nở. Trước khi các bạn có một sự hiểu nhầm nào, xin được giải thích ngay như sau. Cái khác biệt ta cần biết ở đây là khi so sánh vũ trụ với quả bóng là so sánh về mặt thị giác còn thực chất có một sự khác biệt rất cơ bản về cái giãn nở của quả bóng và cái giãn nở của vũ trụ. Đó là với quả bóng, cái giãn nở của nó là khi ta thổi hơi vào thì tức là ta đã cung cấp thêm cho nó năng lượng để nó tự tăng thêm khoảng không gian chiếm chỗ của mình. Hay nói cách khác là sự tăng thể tích không gian làm cho các ngôi sao của nó rời xa nhau.

Còn trong truờng hợp vũ trụ, không gian và các thiên hà được giới hạn bởi nó không có sự phụ thuộc lẫn nhau. Các thiên hà chạy ra xa nhau và việc không gian của vũ trụ được tăng dần lên được diễn ra đồng thời, không vì không gian được tăng thêm thể tích trong một khoảng không nào đó mà các thiên hà phải rời xa nhau. Khi nói về lí thuyêt Bigbang, chúng ta sẽ thấy rằng vũ trụ không chiếm một khoảng không gian nào như quả bóng chiếm một khoảng không của chúng ta.

Lí thuyết BIGBANG
Lí thuyết BIGBANG được đề ra bởi George Gamov vào năm 1948 Vài nét lịch sử tiến hoá vũ trụ Gamov1
Ðây là một lí thuyết về một vũ trụ đặc và nóng, có điểm khởi đầu. Lí thuyết này cho biết vũ trụ đã khởi đầu bằng một vụ nổ lớn (bigbang) diễn ra cách đây chừng 15 tỷ năm. Hiện nay không có một ngôn ngữ nào giúp chúng ta diễn tả về thời điểm này vì thứ nhất nói một cách đơn giản là có ai biết về lúc đó đâu mà nói và chính xác hơn là nó thuộc phạm vi ngoài những cái ta biết về không gian và thời gian. Tạm thời ta có thể vẽ lại bức tranh tiến hoá của vũ trụ như sau:
+ t = 0. Vũ trụ ra đời bằng bigbang. không có gì để nói vì thời gian này được giới hạn bởi bức tường Plank

+ t = 10^-43s. Thời gian Plank, kích thước vũ trụ là 10^-33cm, đây là những giới hạn lượng tử mà vật lí chưa thể vượt qua. Nhiệt độ của vũ trụ lúc này là khoảng 10^32K. Tất cả mọi trạng thái của vũ trụ là hết sức hỗn độn.

+ t = 10^-33s, nhiệt độ 10^27K. Thời kì lạm phát bắt đầu. Kích thước vũ trụ tăng rất nhanh, tăng thêm khoảng 10^50 so với thời điểm Plank. Gia tốc giãn nở ở thời kì cực đại trong lịch sử phát triển vũ trụ.

các quark và các lepton hình thành cùng với các phản hạt của chúng. Các barrion tạo thành từ các quark. các cặp quark và phản quark huỷ nhau tạo thành photon.

+ t = 10^-6s. Nhiệt độ 10^13K. Vũ trụ bước vào thời kì hadron. Nhiều photon và các cặp quark - phản quark bị tập hợp lại với nhau tạo thành các hadron (barion và phản barion). Khi toàn bộ các quark đã mất trạng thái tự do và lượng photon cân bằng để không tiếp tục biến hoá được nữa, thời kì hadron kết thúc.

+ t = 10^-3s, các lepton chiếm ưu thế trong vũ trụ và ở trạng thái cân bằng với các photon. Vũ trụ hết sức đạm đặc và các photon không thể vượt qua một lượng lớn các electron, proton và neutron tràn ngập vũ trụ. thời kì này chấm dứt khi các phản vật chất bị hủy diệt gần như toàn bộ.

+ t = 1s: thời kì bức xạ. các photon chiếm ưu thế trong vũ trụ nhưng vẫn chưa thể vượt qua bức tường proton và neutron. các dotron đầu tiên hình thành do sự kết hợp của proton và neutron (các dotron này không bền)

+ t = 3 phút: các neutron và proton không còn đủ năng lượng phá vỡ liên kết giữa chúng để thoát khỏi hạt nhân nữa,các dotron tiếp tục hình thành và kết hợp tiếp với các neutron khác để tạo thành Heli3, Heli4. các hạt nhân H và He hình thành liên tiếp và chiếm ưu thế trong vũ trụ.

+ t = 300000 năm, mật độ các proton và neutron đã giảm nhiều và photon có thể di chyển tự do trong vũ trụ. các electron cũng bắt dầu mất sự tự do. Chúng bị các hạt nhân bắt giữ và tạo thành các nguyên tử, mật độ vật chất trong vũ trụ bắt đầu có xu hướng không đồng đều do sự phân tán của các hạt nhân và điện tử. vật chất bắt đầu được định hình như ngày nay.

+ t = 1 tỷ năm, sự kết hợp các hạt cơ bản tạo ra các dạng vật chất gần giống với ngày nay, lượng khí vào buịo trong vũ trụ tăng lên rất nhanh và tập hợp lại thành từng nhóm, các thiên hà đầu tiên ra đời cùng các ngôi sao.

+ t = 15 tỷ năm: hiện nay

Vài nét lịch sử tiến hoá vũ trụ Image008 Lí thuyết BIGBANG này ngày nay đã được công nhận gần như tuyệt đối do nó có cơ sở dựa trên lí thuyết tương đối rộng, nguyên lí về "vũ trụ đồng nhất và đẳng hướng" và sự dời xa của các thiên hà theo quan sát của Hubble.
Nguyên lí vũ trụ đồng nhất và đẳng hướng nêu trên lúc đầu được gọi là "nguyên lí vũ trụ học" được đưa ra bởi A.Friedman. Đây là giả thuyết cho rằng vũ trụ là tương tự nhau ở mọi nơi và theo mọi hướng. Tức là xét trên mức độ vĩ mô, người quan sát ở bất cứ thời điểm nào và tại bất cứ nơi đâu cũng thấy vũ trụ là như nhau theo mọi hướng. Sau các khám phá về quá trình tiến hóa và giãn nở của vũ trụ, nguyên lí này được bỏ bớt một ý, đó là sự đồng nhất về thời gian. Đúng như vậy, vũ trụ có biến đổi về thời gian nhưng dù đúng ở bất cứ điểm nào và quan sát về bất cứ hướng nào thì vũ trụ cũng là như nhau.
Cho đến năm 1965, lí thuyết BIGBANG có thêm một khẳng định nữa khi bức xạ tàn dư của vũ trụ được Arno Penzias và Robert Wilson phát hiện. Penzias và Wilson đã phát hiện qua kính thiên văn vô tuyến một lọai bức xạ điện từ vi ba trên bước sóng 3cm. Ðây là loại bức xạ tràn ngập vũ trụ và hoàn toàn đẳng hướng, có nghĩa là ta đo được nó từ mọi hướng. Loại bức xạ này hoàn toàn phù hợp với dự đoán của lí thuyết BIGBANG từ năm 1948 rằng loại bức xạ này phát ra sau BigBang khoảng 300 000 năm. Khi đó nhiệt độ vũ trụ là khoảng 100.000K.

Như vậy là theo thuết BigBang nói trên, tất cả chúng ta (vũ trụ) đã ra đời cách đây 15 tỷ năm (cũng chưa lâu lắm) bởi một vụ nổ. Ta không thể nói gì về nó vì ngoài phạm vi của BigBang thì không tồn tại vật chất và bức xạ, do đó không tồn tại khái niệm không gian và thời gian, từ duy nhất ta có thể dùng để chỉ nó là "không gì cả" (nothing). Chúng ta không thể có khái niệm không gian và thời gian vào trước khi BIGBANG xảy ra. Vì sao lại như vậy?

Như trên đã nói, toàn bộ vật chất (các hạt) chỉ được tạo thành bởi vụ nổ lớn (BIGBANG). Vậy có nghĩa là trước BB không hề có sự tồn taị của các hạt mà chúng ta đã biết. Như vậy là không có một sự khác biệt nào để phân biệt 2 điểm, như vậy là không gian không hề tồn tại. Mặt khác ta lại biết rằng thời gian chỉ là một đại luợng biểu diễn các quá trình. Vậy ở đây ta sẽ sử dụng thời gian để làm gì khi không có sự biến đổi, sự chuyển động của các hạt. Vậy ta có thể đi đến kết luận thòi gian cũng không tồn tại ngoài phạm vi của BIGBANG. Như thế thì chúng ta lại có một lưu ý nhỏ là không bao giờ được phép nói rằng BIGBANG đã bùng phát tại "một điểm" vì đơn giản là điểm thì phải được xác định trong một không gian hình học nào đó trong khi ở đây ta không có không gian.

Vũ trụ hữu hạn nhưng vô biên

Như những gì ở trên đã nói, vũ trụ ra đời từ một vụ nổ lớn và nó đang không ngừng giãn nở. Thế thì hẳn ai cũng hiểu một chân lí là những cái gì có kích thước xác định mới có thể hiểu được khái niệm giãn nở thôi. Đó là cơ sở để chúng ta kết luận rằng vũ trụ là hữu hạn. Bây giờ lại nảy sinh một thắc mắc: sự hữu hạn liệu có đồng nghĩa với khái niệm biên giới hay không? Nếu có thì câu trên là vô nghĩa chăng?

Một lần nữa tôi xin lấy một ví dụ mà có lẽ sự so sánh này hơi khập khiễng một chút. Chúng ta hãy thử suy nghĩ về Trái Đất của chúng ta nhé. Chắc các bạn đều đồng ý với tôi rằng bề mặt Trái Đất nếu như ta tạm coi như nó không có lồi lõm của sông núi gì thì có thể xem như nó là một mặt phẳng được uốn cong thành một mặt cầu. Như vậy mặt đất của chúng ta có 2 chiều. Bây giờ ta sẽ đi trên mặt đất ðó. Chúng ta là sinh vật 3 chiều nhưng rõ ràng là khi không đạt được tốc độ vũ trụ cấp 1 thì đường đi của chúng ta sẽ chỉ giới hạn trên mặt đất mà thôi, và thế là ta đang chuyển động trong phạm vi của không gian 2 chiều. Cái này chẳng nói làm gì nhiều thì ai cũng biết nếu cứ đi theo đường thẳng (theo cách xác định đường thẳng trên mặt đất) thì sớm muộn ta cũng quay lại điểm xuất phát. Vậy hãy thử hỏi một trong số những người đã qua cuộc hành trình này như sau để nhận được những câu trả lời mà có lẽ các bạn đọc sẽ thấy đồng ý với tôi.

Hỏi: Trái Đất có giới hạn không?

Trả lời: có, nó hữu hạn vì cứ đi mãi ta lại về điểm cũ mà không thể tiến tới mãi mãi đến những vùng mới lạ được.

Hỏi: Thế biên giới của nó ở đâu?

Trả lời : không đâu cả vì dù nó hữu hạn nhưng chúng tôi không làm thế nào thoát được ra khỏi nó. Hay nói chính xác thì nó không có biên.

Vậy là với ví dụ vừa rồi, có lẽ các bạn đã tạm hình dung được vì sao lại có thể kết luận về vũ trụ hữu hạn nhưng vô biên. Tất nhiên chưa có ai đi một vòng quanh vũ trụ để lại trở về điểm cũ nhưng đây là một điều khó có thể nghi ngờ vì nếu vũ trụ có một biên nào đó mà các photon không thể vượt qua thì hẳn rằng tràn ngập vũ trụ sẽ là một đống các photon phản xạ bay theo đủ mọi hướng và các hiệu ứng hấp dẫn hẳn đã không cho phép chúng ta ngồi đây để thảo luận về nó.
Hiện nay lí thuyết BIGBANG với những luận điểm chính đã nêu ở trên đã được gần như thừa nhận hoàn toàn với những cơ sở như trên đã nói. Tuy nhiên dù nó có được công nhận thế nào thì ta hãy cứ thử tìm hiểu một chút về một số giả thiết khác về sự tiến hoá vũ trụ mà ngày nay tuy không được thừa nhận nhưng cũng rất đáng chú ý.

Tương lai của vũ trụ.
Trong phần bàn về các nội dung về BIGBANG và cả các giả thuyết khác về vũ trụ, chúng ta đã cùng lật lại lịch sử để biết thêm về quá khứ của vũ trụ. Phần này sẽ trình bày một phần khác mà hẳn bạn đọc sẽ quan tâm hơn rất nhiều bởi vì chính nó mới có nhiều quyết định đến những cái liên quan đến tatcá chúng ta. Chúng ta sẽ cùng tìm kiếm tương lai cho vũ trụ. Việc tìm kiếm tương lai cho vũ trụ thực chất không khác gì việc tìm quá khứ cả. Do những giả thuyết khác như đã nói trên không được thừa nhận nên chúng ta sẽ nói về các khả năng tương lai vũ trụ theo những gì suy ra từ lí thuyết BIGBANG.
Như ta đã biết, vũ trụ khởi đầu bằng một vụ nổ lớn cách đây khoảng 15 tỷ năm. Tuy nhiên ở đây xin lưu ý lại rằng kết quả này chưa phải chính xác tuyệt đối.

Ta lại quay lại, vũ trụ bắt đầu bằng một vụ nổ lớn và từ đó kích thước của nó cứ tăng dần và không gian chúng ta biết tới cũng tăng không ngừng. Như thế thì chẳng có gì khó khăn để đi đến một điều là có thể dựa vào mức độ dãn nở của vũ trụ ngày nay để suy ra được vũ trụ đã có được bao lâu rồi. Vậy thì sự dãn nở phụ thuộc vào cái gì? Đó chính là hằng số Hubble. Nó cho chúng ta biết chính xác về quá trình tăng tốc của sự giãn nở để đưa ra được kết luận chính xác bằng một phép tính ngược đơn giản.

Thế nhưng chúng ta chưa thể vui mững nhanh như thế được, ngày nay ta nói vũ trụ đã 15 tỷ tuổi là vì hằng số Hubble được xác định ngày này đã tương đối đủ tin cậy là 75km/sMpc. Tuổi của vũ trụ tỷ lệ với nghịch đảo của hằng số này là 15 tỷ. Vào thời của Hubble, chính Hubble đã tính ra một giá trị hằng số của mình rất lớn làm cho tuổi của vũ trụ chỉ có 2 tỷ. Tuy nhiên ngay cả hiện nay, với những quan sát và tính toán chi tiêt, hằng số này cũng không chính xác, hiện nay chưa một ai có thể khẳng định về sự chính xác của hằng số này.

Sự quan trọng của hằng số Hubble không chỉ là với quá khứ mà sẽ còn quan trọng hơn vì nó liên quan cả đến tương lai của vũ trụ nữa.

Ta hãy xét một đại lượng nữa có liên quan mật thiết đến tương lai của vũ trụ. Đó là mật độ trung bình của vũ trụ. Ta xét mối tương quan của mật độ này với một mật độ tới hạn có thể tính được.

+Nếu mật độ trung bình d < dt (mật độ tới hạn) thì vũ trụ là giãn nở mãi mãi (vũ trụ mở) với tốc độ dãn nở tiếp tục tăng.

+Nếu d = dt thì vũ trụ vẫn tiếp tục giãn nở nhưng với tốc độ giảm dần nhưng không bao giờ về không (vũ trụ phẳng)

+ Nếu d > dt thì sự giãn nở sẽ được thay dần bằng sự co lại và vũ trụ dần trở về trạng thái ban đầu (vũ trụ đóng)

Người ta đã đo được dt = 10^ -29 g/cm^3
Theo như quan sát hiện nay thì vũ trụ có vẻ như là một vũ trụ mở, tức là giãn nở mãi mãi với tốc độ tăng nhanh tuy gia tốc có thể giảm. Có điều một lần nữa chúng ta lại phải dừng lại trước khi nghĩ rằng vậy là ta đã biết tất cả về tương lai của vũ trụ, có nghĩa là của cả nhân loại nữa. Đó là vì một lần nữa kẻ gây cản trở trên con đường khám phá vũ trụ của chúng ta lại là hằng số Hubble.

Mật độ tới hạn của vũ trụ được tính theo công thức:
dt = 3H^2/8piG
Và như vậy là với một hằng số chưa xác định hoàn toàn là hằng số Hubble ở đây thì chúng ta vẫn chưa thể xác định được chính xác mật độ tới hạn của vũ trụ. Chưa kể nếu có sự xuất hiện của vật chất tối thì mật độ của vũ trụ có thể sẽ khác với những gì chúng ta đã biết.

Vài nét lịch sử tiến hoá vũ trụ Albert-Einstein Tuy nhiên cuối cùng, vào vài năm cuối cùng của thế kỉ 20, loài người cuối cùng cũng đã dám khằng định rằng vũ trụ của chúng ta là giãn nở vĩnh viễn. khẳng định này là cả một câu chuyện hết sức thú vị và một sự trùng hợp kì lạ. Khi đưa ra lý thuyết tương đối tổng quat với phương trình trường nổi tiếng của mình, Einstein đã tiên đoán được rằng không gian chúng ta đang sống là một không gian cong do sự tồn tại của hấp dẫn từ những vật thể mang khối lượng. Để hoàn thiện phưưong trình của mình, Einstein đã đưa vào phương trình nhiều số hạng mới theo dự đoán (một điều mà chưa một nhà bác học nào làm nổi -bằng cách dự đoán). Và cuối cùng, kết quả phương trình cho thấy vũ trụ do lý thuyết tương đối tổng quát đưa ra diễn tả một vũ trụ tĩnh định, bị ám ảnh bới điều này, Einstein đã cho thêm vào phương trình của mình một "hằng số vũ trụ học" mô tả vũ trụ không ngừng giãn nở với toocs độ giãn nở ngày càng tăng. Tuy nhiên rất nhiều năm không có một kết quả nào chứng minh tính chất này của vũ trụ (một vũ trụ giãn nở mãi mãi). Trong những năm sau đó, bản thân Einstein cũng không có cách nào lí giải cho hằng số này của mình và đã thừa nhận đó là một sai lầm lớn nhất trong sự nghiệp của ông. Nhưng thật là một sự trùng hợp kì quái, kì lạ và ... kì diệu vì khám phá quan trọng nhất cuối thế kỉ 20 đã cho thấy vũ trụ của chúng ta giãn nở vĩnh viễn với gia tốc dương (ngày càng giãn nở nhanh) và gia tốc này hoàn toàn phù hợp với số hạng do Einstein đã đưa ra. Sự sửa đổi phương trình không phải sai lầm lớn nhất của Einstein mà ngược lại đã trở thành một lí thuyết mô tả chính xác nhất về tương lai của vũ trụ chúng ta.
Hiện nay lí thuyết BIGBANG với những luận điểm chính đã nêu ở trên đã được gần như thừa nhận hoàn toàn với những cơ sở nhu trên đã nói. Tuy nhiên dù nó có được công nhận thế nào thì ta hãy cứ thử tìm hiểu một chút về một số giả thiết khác về sự tiến hoá vũ trụ mà ngày nay tuy không được thừa nhận nhưng cũng rất đáng chú ý.

Một số giả thuyết khác về vũ trụ
Mặc dù lí thuyết BIGBANG được xây dựng với những nề tảng rất vững chắc nhưng điều đó chưa đủ để thuyết phục được tất cả mọi người. Nhiều người không tin vào lí thuyết này, họ không thể tin vào một vũ trụ có điểm khởi đầu và rất có thể là sẽ có cả điểm kết thúc nữa. Niềm tin vào sự vô hạn theo thời gian của vũ trụ đã dẫn đến nhiều giả thuyết khác nhau về vũ trụ (chống lại BIGBANG). Ở đây chúng ta chỉ nhắc tới một vài giả thuyết đáng chú ý nhất trong số những giả thuyết này.
Giả thuyết thứ nhất chúng ta nói tới ở đây là giả thuyết về một "vũ trụ tĩnh định" do Hermann Bondy, Thomas Gold và Fred Hoyle đề ra vào năm 1948. Thực chất thuyết này có một luận đề cơ bản chính là sự mở rộng của lí thuyết "vũ trụ đồng nhất và đẳng hướng". Nguyên lí "vũ trụ đồng nhất và đẳng hướng" này cho biết vũ trụ là như nhau khi ta quan sát nó từ bất cứ điểm nào của nó và theo bất cứ hướng nào (tất nhiên đây chỉ là phát biểu ngắn gọn và dễ hiểu nhất của nguyên lí này). Ở đây, những người tjheo thuyết vũ trụ tĩnh định đã mở rộng nguyên lí nói trên ra cho cả chiều thời gian.

Có nghĩa là:

Vũ trụ là hoàn toàn như nhau đối với người quan sát tại bất cứ điểm nào, theo bất cứ hướng nào và tại bất cứ thời điểm nào.

Thuyết này thừa nhận sự giãn nở của vũ trụ. Để giải thích sự giãn nở này, lí thuyết này đưa ra một phương án khác cho rằng vật chất mới liên tục được tạo ra để bù đắp cho những giãn nở của vũ trụ, và do đó mật độ của vũ trụ không hề bị ảnh hưởng bởi sự giãn nở này. Họ cũng cho biết không thể xác định được sự nảy sinh vật chất mới này do tốc độ này rất chậm. Mỗi tỷ năm chỉ có thêm 1 nguyên tử hydro trong thể tích 1 lít. Tuy nhiên thuyết này không giải thích thuyết phục được về nguyên nhân của sự gia tăng vật chất này. Mặt khác nó cũng không cho phép giải thích sự có mặt của bức xạ nền 2,7K.
Một giả thuyết khác chống lại lí thuyết BIGBANG là thuyết về sự mệt mỏi của ánh sáng. Lí thuyết này do Edwin Hubble và Richard Tolman đề ra năm 1935 và sau đó được Pecker và Vigier khôi phục và phát triển. Lí thuyết này giải thích sự dịch chuyển về đỏ của phổ các thiên hà không phải do chúng đang rời xa nhau mà do một nguyên nhân khác. Những người này cho rằng đó là do các hạt ánh sáng (photon) bị "mệt mỏi", mất dần năng lượng khi đến với chúng ta do trên đường đi chúng liên tục tương tác với một loại hạt tên gọi là bozon. Theo như lí thuyết này cho biết, đây là loại hạt xuất hiện do sự phân rã các neutrino. Chính vì sự tương tác với loại hạt này mà photon liên tục bị mất năng lượng, các thiên hà càng xa thì photon càng va chạm nhiều trên đường đến Trái Đất và do đó phổ của chúng càng dịch mạnh về đỏ. Tuy nhiên lí thuyết này đến nay không được thừa nhận do cho đến thời điểm này chưa thể chứng minh được sự tồn tại của hạt bozon trong vũ trụ cũng như sự phân rã neutrino. Và lại một lí do tương tự như đã nói trên, đó là lí thuyết này không đưa ra được một sự giải thích nào về sự tồn tại của bức xạ nền 2,7K.
Ngoài 2 lí thuyết nêu trên ,còn rất nhiều lí thuyết khác nữa được đề ra. Có người đặt ra nghi ngờ vào chính lí thuyết tương đối rộng của Einstein, không tin vào sự tuyệt đối của vận tốc ánh sáng. Cũng có người cho rằng những quan sát đã có vẫn còn nhiều sai số, ngay cả bức xạ nền của vũ trụ cũng chưa thể cho kết luận do còn rất nhiều sự nghi vấn về sự tồn tại của vật chất tối (dark matter). Có điều tất cả những người này chỉ có thể đưa ra giả thiết của mình mà không nếu ra được một lí giải hợp lí hay một phương án nào khác cho quá khứ của vũ trụ.

Vật chất tối Vài nét lịch sử tiến hoá vũ trụ Dn13362-1_600
Trên đây chúng ta đã nhắc nhiều tới sự tham gia của một khái niệm tương đối mới vào quá trình tiến hoá và cấu trúc vũ trụ. Đó là vật chất tối hay Dark Matter.

Năm 1933, Fritz Zwicky phát hiện ra sự xuất hiện của loai vật chất này khi đo vẫn tốc của các thiên hà trong quần thiên hà Coma.

Chúng ta cần biết rằng có 2 phương pháp cơ bản để xác định khối lượng của một thiên hà. Cách thứ nhất là sự phân tán vận tốc trong quần thiên hà. Thiên hà có khối lương càng lớn sẽ càng có sự phân tán vận tốc rõ nét ra các thiên hà lân cận và nhờ phương pháp đó có thể xác định được tổng khối lượng của quần thiên hà. Cách thứ hai là xác định độ trưng của các thiên hà để rút ra khối lượng của chúng và từ đó tính được tổng khối lượng của quần thiên hà. Điều đáng chú ý là khối lượng của một quần thiên hà tính theo cách thứ nhất luôn lớn hơn rất nhiều khối lượng tính theo cách hai (khaỏng 10 lần) cho dù tính đến sai số rất cao. Như vậy có thể suy đoán rằng có sự tồn tại của một loại vật chất còn chưa biết. Chính sự tồn tại của vật chất này mà khối lượng thật của các thiên hà thực chất lớn hơn rất nhiều khối lượng có thể quan sát được. Hiện vẫn chưa có thực nghiệm nào xác nhận hoàn toàn sự có mặt của các vật chất tối này. Dự đoán đó có thể là một loại vật chất đặc biệt cấu tạo từ những hạt gần như không bức xạ hoặc cũng có thể sự tồn tại khối lượng này đơn giản chỉ là các lỗ đen hoặc các sao lùn nâu, lùn đen (những loại thiên thể này không bao giờ có thể nhìn thấy được)

Đặng Vũ Tuấn Sơn
Về Đầu Trang Go down
https://dangcaphocsinh.forumvi.net
 

Vài nét lịch sử tiến hoá vũ trụ

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 Similar topics

-
» Nuôi cá đẻ tiền
» Tiễn 1 Người Đi - Dương Ngọc Thái
» Ảo Mộng Tiên Kiếm - Game Việt
» Ngôi Nhà Hạnh Phúc - Thủy Tiên
» Hình thành và tiến hóa của sự sống trên Trái Đất

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Đẳng Cấp Học Sinh :: Thảo Luận Chung :: Kiến Thức Khoa Học :: Thiên Văn Học - Vũ Trụ Học-